Trong từng giai đoạn thị trường, ta thường thấy một số loại tài sản tăng mạnh, số các lại suy yếu. Hiệu suất sinh lời của các tài sản có liên quan mật thiết tới chu kỳ thị trường. Vậy chu kỳ thị trường là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Chu kỳ thị trường là gì?
Chu kỳ thị trường, hay chu kỳ thị trường chứng khoán, là một thuật ngữ rộng đề cập đến các xu hướng hoặc quy luật xuất hiện trong các giai đoạn thị trường hoặc môi trường kinh doanh khác nhau.
Trong một chu kỳ, một số loại chứng khoán hoặc tài sản vượt trội hơn những loại khác vì mô hình kinh doanh của chúng phù hợp với các điều kiện tăng trưởng. Chu kỳ thị trường là khoảng thời gian giữa đỉnh và đáy gần nhất của một chỉ số thị trường chung, chẳng hạn như S&P 500, ghi nhận hiệu suất của quỹ đầu tư qua cả thời kỳ thị trường tăng và giảm.
Chu kỳ thị trường hoạt động như thế nào?
Một chu kỳ mới được hình thành khi các xu hướng trong một lĩnh vực hoặc ngành cụ thể nào đó phát triển trước những cải tiến, sản phẩm mới hoặc vấn đề pháp lý. Những chu kỳ hoặc xu hướng này thường là dài hạn. Trong giai đoạn này, doanh thu và lợi nhuận ròng có thể tăng trưởng với nhiều công ty trong một ngành có tính chất chu kỳ.
Chu kỳ thị trường thường khó xác định cho đến khi đã diễn ra xong. Nó cũng hiếm khi có điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc cụ thể. Điều này thường dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc tranh cãi xung quanh việc đánh giá các chính sách và chiến lược. Tuy nhiên, hầu hết những nhà đầu tư kỳ cựu trên thị trường đều tin rằng chu kỳ thị trường có tồn tại. Nhiều nhà đầu tư theo đuổi các chiến lược giao dịch trước những định hướng thay đổi trong chu kỳ, nhằm thu lợi từ việc này.
Chú ý: Có những bất thường trong thị trường chứng khoán không thể giải thích được nhưng lại xảy ra từ năm này qua năm khác.
>> Xem thêm: Tăng trưởng kinh tế là gì? Tại sao tăng trưởng kinh tế lại quan trọng?
Một số lưu ý khác
Một chu kỳ có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều năm, tùy thuộc vào thị trường được đề cập, do có nhiều loại thị trường và khoảng thời gian để phân tích mỗi loại cũng không giống nhau. Mỗi người sẽ xem xét các khía cạnh khác nhau của phạm vi. Một trader intraday có thể tập trung vào biểu đồ 5 phút trong khi một nhà đầu tư bất động sản sẽ đánh giá một chu kỳ lên đến 20 năm.
Các giai đoạn trong một chu kỳ thị trường
Các chu kỳ thị trường thường có bốn giai đoạn riêng biệt. Trong các giai đoạn khác nhau của một chu kỳ đầy đủ, các loại tài sản khác nhau sẽ phản ứng với các điều kiện trên thị trường một cách khác nhau. Ví dụ, trong thời kỳ thị trường uptrend, cổ phiếu mặt hàng xa xỉ thường vượt trội vì mọi người thoải mái những thứ họ muốn.
Ngược lại, trong thời kỳ thị trường đi xuống, ngành công nghiệp đồ tiêu dùng thiết yếu thường tăng, vì mọi người không thể cắt giảm tiêu thụ kem đánh răng hay giấy vệ sinh trong thời kỳ thị trường suy thoái.
Bốn giai đoạn của chu kỳ thị trường bao gồm giai đoạn tích lũy, uptrend, phân phối, và downtrend.
- Giai đoạn tích lũy: Tích lũy xảy ra sau khi thị trường chạm đáy và những người đi đầu trong ngành cũng như những người mua sớm bắt đầu gom hàng khi họ cho rằng điều tồi tệ nhất đã qua.
- Giai đoạn uptrend: Điều này xảy ra khi thị trường ổn định trong một thời gian và giá tăng.
- Giai đoạn phân phối: Phe bán bắt đầu chiếm lĩnh thị trường khi cổ phiếu chạm đỉnh
- Giai đoạn downtrend: Downtrend xảy ra khi giá cổ phiếu tụt sâu.
Chu kỳ thị trường quan sát cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, sử dụng giá cổ phiếu và các chỉ số khác làm thước đo hành vi theo chu kỳ.
Một số thước đo ví dụ có thể kể đến như chu kỳ kinh doanh, chu kỳ vật liệu bán dẫn/hệ điều hành trong ngành công nghệ và chuyển động giá của các cổ phiếu tài chính nhạy cảm với lãi suất.
>> Xem thêm: Khái niệm, chiến lược phân bổ danh mục trong đầu tư tài chính.
Chu kỳ thị trường kéo dài bao lâu?
Các chu kỳ trên thị trường thường kéo dài trung bình từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, chính sách tài khóa ở Hoa Kỳ hoặc các thị trường trên thế giới có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến độ dài của chu kỳ. Trung bình là 6 đến 12 tháng nhưng ví dụ nếu Cục Dự trữ Liên bang giảm mạnh lãi suất, thì điều đó có thể khiến xu hướng uptrend của thị trường kéo dài trong nhiều năm.
4 giai đoạn của chu kỳ thị trường
Có bốn giai đoạn của trong một chu kỳ thị trường: giai đoạn tích lũy, giai đoạn tăng giá, giai đoạn phân phối và giai đoạn thoái trào. Hai giai đoạn đầu có thể được coi là hình ảnh phản chiếu của 2 giai đoạn còn lại.
Tích lũy là khi các nhà đầu tư và doanh nghiệp trở lại thị trường và gia tăng vị thế, trong khi phân phối thì ngược lại và là giai đoạn các nhà đầu tư bắt đầu thoát dần vị thế. Tăng giá là giai đoạn khi giá cổ phiếu tăng, trong khi thoái trào là thời kỳ giá giảm.
Thị trường giữa chu kỳ là gì?
Thị trường giữa chu kỳ xảy ra với một nền kinh tế mạnh nhưng tăng trưởng ở mức độ vừa phải hoặc hơi chậm lại. Lợi nhuận của công ty đạt như mong đợi và lãi suất ở mức thấp. Đây có xu hướng là giai đoạn dài nhất của chu kỳ thị trường.
Các thị trường thường tuân theo cùng chu kỳ và mặc dù có một khoảng thời gian trung bình cho mỗi chu kỳ, độ dài của các giai đoạn phụ thuộc vào các điều kiện chính sách. Thị trường tài chính trải qua nhiều chu kỳ nhỏ trong ngắn hạn, trong khi các chu kỳ thị trường lớn có xu hướng xảy ra theo tháng hoặc theo năm.
>> Bài viết liên quan:
- Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng gì lên giá vàng.
- 3 trường phái phân tích thị trường trong giao dịch.
- Chỉ số RSI là gì? Công thức và cách sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả.