GDP và tác động đối với giá vàng

  • Chia sẻ bài viết:

GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia đồng thời thể hiện biến động của giá trị hàng hóa dịch vụ theo thời gian. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào chỉ số GDP làm cơ sở để đánh giá biến động của giá vàng để đưa ra quyết định đầu tư.


Tổng Sản Phẩm Quốc Nội (GDP) đo lường sự thay đổi theo tỷ lệ hàng năm hóa trong giá trị được điều chỉnh theo lạm phát của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế sản xuất ra. Nó là một thước đo rộng nhất của hoạt động kinh tế và là chỉ báo cơ bản của sức khỏe nền kinh tế.

Tác động của GDP

Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.

Đồng USD và giá vàng thường có mối quan hệ ngược chiều, tức là khi đồng USD tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại.

Biến động trong quá khứ

toc-do-tang-truong-gdp

 

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Lạm phát tăng cao khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khó có thể hạ lãi suất trước tháng 9. Cụ thể, GDP của Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý 1-2024, thấp hơn nhiều mức dự báo 2,4% trước đó và là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý 2-2022. Tốc độ tăng trưởng quý 4-2023 là 3,4%.

BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VỚI TIN TỨC

AD_4nXdiu9dgTzskbnYpTNasM2Ulf6plNQwGX-P-JA0Gj5z9qegk8HTiaROhwMwOnoeQ8PVELTRSInAxJ2Z7CraU_NEbyxHlYeHtHVTh0kNJJutZMx0mmAyfgVY5pi5Yobdch2oFKe2NGiFsLU5JGr9VrXknA-1k?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

AD_4nXdibXmiyYrmEEZvMK4cg5ljXf19aBHzovJrSuZCF3L6ctYJ4atlnMdvM_QNhF6o2hfFqLsYyz7g5-29Q3zeeyhv34wuxyJslEU-MlYmgmlExFYxXnSUKmmNs99wToQtTe2oRPwUO4NFygM_4UDRn-8Utjqz?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

Ngay sau khi có tin tức về Tổng Sản Phẩm Quốc Nội của Mỹ vào tháng 1 là 3,2%, cao hơn so với dự báo 2% thì nhà đầu tư có phản ứng tích cực và khiến cho giá vàng tăng 0,44% vào phiên giao dịch tiếp theo.

AD_4nXdlYvWPNm1y_b8Eoartb_vLO8jkBQD9YDI5kPlZ-fyL2HqjoViWv8SWNvus-AK24UXDbZXFI0mZDNzgfjOggu1XvNe3bZKEcnqirPNkB32fuYu78G7l1tYeaLoVHOKrxkWWNadYmfqOWaDfO6xYkRjL2yhR?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

GDP của Mỹ được công bố vào tháng 2 là 3,2%, thấp hơn so với dự báo là 3,3% đã khiến cho giá giảm từ $2032/Oz về vùng giá $2025/Oz.

AD_4nXcvzzCyyaEtaMjokvuwB4VFECDnNI95rqQpp_6HgfEYExcP8bGQM9KvMgVBlrdDbVv42vyiaopO6p8hgJaBjJOMk4fasQJaVldFe2eF8XHzq167wBwiFeCqGNBJdOJNgSWkHKYmQLsUfrxfmKC1MfT_HhX_?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

Vào cuối tháng 3, GDP cuối cùng của quý 4 đạt 3,4%, cao hơn 0,2% so với dự báo đã khiến cho giá vàng tăng 0,2%. 

AD_4nXcmpVR1z3JSwP2lKZ4KfmxMLcuLyLSHT3WitvdN_NfTv0xrzbOhzc2q2ezkleLAIFGMSf0kwpRhcEmKhDeUXuE-wUhTNs37Em-hpeniBSr00vFFnSfkGlB8Zpk0CaFl_tuAS9hpcmGn6FPndxaAKBZOjpI?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

Nền kinh tế Mỹ trong quý 1-2024 tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm do nhập khẩu tăng vọt. Tin tức về GDP vào tháng 4 (quý 1) là 1,6%, thấp hơn so với dự báo 2,5%, tức là thấp hơn gần 1 nửa đã khiến cho giá vàng giảm 0,6% vào phiên giao dịch tiếp theo.

AD_4nXdA9BIWzT8bddGDj6HtImFlEw6IpTJReLHiq58wByJeHHU0d-MB_83YNHBQgjQ7I5_OsRN4b1xewojHlprWEvl9rFPU_I1rcYpoRsqFR3KnI37EkZCt7BCTjYdNU1YJ_k5mve4jows2xKvXHtnfARPPzzr3?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

Theo số liệu ước tính lần hai của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I của Mỹ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức ước tính trước đó là 1,6%. Điều này khiến cho giá vàng trong phiên giao dịch tăng 0,17%.

AD_4nXeufpVTp7LmopH4G_zg4vCBhD-N4BQCLCU9JqQoWkF8vzTrldBF3b_HB4s_HDnWBC3QCl-FTZWKK0xKEIXK6xDG6ipxAeK4epu4gtgVttcHYD_Mb1zZ7lktnd3xw64oF1CIA-edH7upqoLQrKU4r-aj1niO?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng chậm ở mức 1,4%, tuy nhiên vẫn cao hơn dự báo là 1,3%. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với Mỹ đã khiến cho giá vàng trong phiên tăng 0,24%.

AD_4nXcKPTcBw40kdsln7emqxBMC8Vwuc8Pwt698qmpNCSx4VNxP6vP0yfHaonfPJDjXZUm6D3PAWAr-k0ISPnxuige5x5VUCW8KiXRFT1kDtO35Js2gvv07xTf9BC-kxlRXbPy-nvB633_ikj1MU-BlNa4FBtyd?key=ISGGXfscBkY03kQulCT-vw

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt mức tăng trưởng hàng năm 2,8% trong quý 2/2024. Trước đó, các nhà kinh tế học dự báo mức tăng 2%. Điều này đã làm giảm nhu cầu trú ẩn an toàn của vàng khiến cho giá vàng giảm 0,15% sau khi công bố tin tức.

 

>> Xem thêm: Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng gì lên giá vàng?

Mối quan hệ giữa giá vàng và GDP

Mối quan hệ giữa giá vàng và tin tức về GDP của Mỹ có thể được hiểu qua nhiều khía cạnh, phản ánh tình hình kinh tế và tâm lý của các nhà đầu tư.

Sức khỏe kinh tế

GDP là thước đo quan trọng về sức khỏe của nền kinh tế. Khi GDP của Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ, điều này thường cho thấy nền kinh tế đang phát triển tốt, thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên. Một nền kinh tế mạnh thường làm giảm nhu cầu đối với các tài sản an toàn như vàng, vì các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn như cổ phiếu. Do đó, khi tin tức về GDP cho thấy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, giá vàng có thể giảm.

Chính sách tiền tệ

Sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ có thể dẫn đến kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Lãi suất cao hơn thường làm tăng giá trị của USD và làm giảm giá vàng. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng yếu hoặc suy giảm, FED có thể duy trì hoặc giảm lãi suất để kích thích kinh tế, làm giảm giá trị của USD và làm tăng giá vàng.

Lạm phát và kỳ vọng lạm phát

Mặc dù GDP tăng trưởng mạnh thường liên quan đến nền kinh tế khỏe mạnh, nhưng nếu tăng trưởng quá nhanh có thể dẫn đến lo ngại về lạm phát. Khi kỳ vọng lạm phát tăng lên, nhu cầu đối với vàng như một công cụ bảo vệ chống lại lạm phát cũng tăng, đẩy giá vàng lên. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng yếu, kỳ vọng lạm phát giảm, làm giảm nhu cầu đối với vàng.

Tâm lý thị trường và sự bất ổn

Tin tức về GDP cũng ảnh hưởng đến tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư. Khi có tin tức GDP tích cực, nhà đầu tư có xu hướng cảm thấy an tâm hơn và có thể chuyển từ các tài sản an toàn như vàng sang các tài sản rủi ro hơn. Ngược lại, khi GDP giảm, tâm lý lo ngại và bất ổn tăng, khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn.

Thị trường tài chính toàn cầu

GDP của Mỹ cũng có ảnh hưởng lan tỏa đến các nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Tăng trưởng GDP mạnh mẽ ở Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm giảm nhu cầu đối với vàng. Ngược lại, khi GDP của Mỹ yếu, có thể gây lo ngại về tăng trưởng toàn cầu và tăng nhu cầu đối với vàng.

>> Xem thêm:

- Cung tiền và tốc độ lưu thông tiền tệ ảnh hướng đến giá vàng như thế nào?

- Tăng trưởng kinh tế là gì? Tại sao tăng trưởng kinh tế lại quan trọng?


caret-up-solid