Nhận định tuần 27/05 - 31/05: Thị trường vàng chìm trong sắc đỏ

  • Chia sẻ bài viết:

Sau khi đạt mức đỉnh kỷ lục $2.450/oz, giá vàng bất ngờ lao dốc không phanh, chìm trong sắc đỏ khi các quan chức FED liên tục phát đi tín hiệu "diều hâu", khiến thị trường lo ngại về việc lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Liệu vàng có thể phục hồi sau cú "sốc" này?

>>> Xem thêm: Cập nhật bản tin thị trường mới nhất


Các dữ liệu kinh tế ổn định ủng hộ cho chính sách thắt chặt của FED

1. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ giảm tuần thứ 2 liên tiếp

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm thứ Năm, số đơn xin trợ cấp lần đầu đã giảm 8.000 xuống còn 215.000 trong tuần trước và là tuần giảm thứ 2 liên tiếp sau mức giảm tương tự trong tuần trước đó, đánh dấu mức giảm liên tiếp lớn nhất kể từ tháng 9. Con số là thấp hơn so với dự báo của thị trường ở mức 220.000.

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED đang tìm kiếm sự suy giảm hơn nữa về nhu cầu việc làm của người lao động, khi FED đang nỗ lực kiềm chế lạm phát mà không gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Các chuyên gia kinh tế nhận định: "Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm nhẹ trong tháng 5, khiến nó chỉ cao hơn 3.000 so với mức 212.000 của tháng 4. Điều này cho thấy thị trường lao động vẫn đang thắt chặt, ngay cả khi đơn xin trợ cấp thất nghiệp chưa hoàn toàn phản ánh chính xác thực tế của thị trường lao động".

>>> Chi tiết: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tiếp tục giảm

2. Chỉ số PMI của Mỹ tăng mạnh so với kỳ vọng của thị trường

Chỉ số PMI Dịch vụ sơ bộ tháng 5 của Mỹ đã tăng hơn 3 điểm lên 54,8, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022. Các chỉ số cao hơn 50 cho thấy sự mở rộng, vượt qua tất cả các dự đoán của thị trường.

Theo báo cáo của S&P Global, hoạt động cung cấp dịch vụ trong tháng này đã tăng trưởng nhanh nhất trong một năm trở lại đây. Nhu cầu bền vững khiến lạm phát khó hạ nhiệt, buộc FED phải duy trì lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Chỉ số giá đầu vào và đầu ra trong sản xuất của S&P Global cũng tăng lên mức cao thứ hai kể từ tháng 9, cho thấy chi phí sản xuất và giá bán hàng hóa vẫn ở mức cao.

“Điều thú vị là động lực lạm phát chính hiện nay đến từ sản xuất chứ không phải dịch vụ, có nghĩa là tỷ lệ lạm phát về chi phí và giá bán hiện đang ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn trước đại dịch, cho thấy rằng con đường để đạt được mục tiêu 2% của Fed vẫn còn khó khăn,” Chris Williamson, Giám đốc kinh doanh của S&P Global Market Intelligence, cho biết trong một tuyên bố.

Các quan chức FED vẫn giữ quan điểm sẽ duy trì mức lãi suất ở mức cao

Các quan chức Fed phát tín hiệu gì về bước nhảy lãi suất trong cuộc họp  tháng 9? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn rất thận trọng, họ vẫn đang lo ngại về khả năng đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương. Trong cuộc họp FOMC họ đều đã đồng thuận về mong muốn giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài và đặt câu hỏi liệu chính sách có đủ chặt chẽ để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu của họ hay không.

Trong biên bản cuộc họp FOMC cũng cho biết: “Những người tham gia ghi nhận định những dữ liệu về lạm phát trong quý I là rất đáng thất vọng và các chỉ số cho thấy nền kinh tế vẫn đang ổn định, đồng thời đánh giá rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn dự đoán trước đó để lạm phát có thể hạ về mức mục tiêu 2%.

Phó Chủ tịch Fed Philip Jefferson phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Ngân hàng ở New York cho biết: “Dù cho các báo cáo tháng 4 là rất đáng khích lệ, tuy nhiên còn quá sớm để biết liệu sự chậm lại gần đây của lạm phát có thể giữ nguyên trong thời gian dài hay không”.

Phó Chủ tịch Giám sát Fed Michael Barr củng cố thông điệp của Fed rằng dù thị trường rất mong đợi nhưng việc cắt giảm lãi suất sẽ được “gác lại” cho đến khi có các dữ liệu rõ ràng cho thấy lạm phát sẽ giảm về mức mục tiêu 2% của Fed, “Chính sách thắt chặt của chúng tôi sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục phát huy tác dụng”.

Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly trong một cuộc phỏng vấn với Axios công bố hôm thứ Hai cho biết không cần thiết phải tăng lãi suất, nhưng đồng thời cũng chưa có đủ dữ liệu cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống mức 2% và FED vẫn chưa cần phải cắt giảm lãi suất khẩn cấp.

CME FEDWATCH

qgnyZzFwvklyKzIwPnADN_5VfGel3cS1lRSpAseB7iGWEQEGrau9p3tuIkGE9Kc7AxD-vnEkkxhUkTuImlOA4UO2qrDdLrCHHknEY6mt4I9oBYG2IduuUmsAKX9Vsdg4pElu9-DynBqxkrvSwG1P9Tw

Chỉ số CME FEDWATCH cho thấy thị trường kỳ vọng khả năng giảm lãi suất của FED trong tháng 9 là 49,4% với 4,5% kỳ vọng giảm 50 điểm cơ bản và 44,9% kỳ vọng giảm 25 điểm cơ bản. Thị trường kỳ vọng 50,2% khả năng FED sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức đỉnh, cao hơn so với chỉ 35,2% ở tuần trước do những phát biểu mang tính “diều hâu” của các quan chức FED.

Dự báo

C97rCFAmTMBDL-GpBvZQGySTK0uYrNwRnixHuCs9xRFWNWRrIvcXGYDrm7zSq6kzWCsf_Z8FOA5kmDdHVJAeOFfNY5Cz2i-h6bk0Bk7cZ9Wtft9CJfmvksHlGv0gJXvd7L1pUkWu-4oQ0Shj4q9mnMc

Giá vàng dự kiến sẽ hồi phục trở lại để kiểm tra lại các ngưỡng kháng cự bên trên, với mức kháng cự gần nhất ở quanh vùng $2.356/oz - $2.360/oz. Sau đó sẽ tiếp tục có thể đi lên và kiểm tra mức $2.375/oz - $2.380/oz và giảm trở lại.


caret-up-solid