PCE là một dấu hiệu khá yếu về hướng mà thị trường vàng sắp diễn biến và nhìn chung PCE dưới mức kỳ vọng có xu hướng gây ra tác động tiêu cực đối với vàng và PCE trên mức mong đợi có xu hướng có tác động không rõ ràng hoặc tăng nhẹ.
Chỉ số giá cả của chi phí tiêu dùng cá nhân PCE là gì?
ĐỊNH NGHĨA
Chỉ Số Giá Cả của Chi Phí Tiêu Dùng Cá Nhân (PCE) Lõi đo lường sự thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ được người tiêu dùng thu mua với mục đích tiêu dùng, ngoại trừ thực phẩm và năng lượng. Giá cả được định theo tổng chi phí mỗi món đồ. Nó đo lường sự thay đổi giá cả từ khía cạnh người tiêu dùng. Nó là cách thức chính để đo lường sự thay đổi trong xu hướng thu mua và lạm phát.
TÁC ĐỘNG
Số liệu thực tế cao hơn dự báo nên được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD.
Đồng USD và giá vàng thường có mối quan hệ ngược chiều, tức là khi đồng USD tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại.
BIẾN ĐỘNG TRONG QUÁ KHỨ
Trong nửa đầu năm 2024, chỉ số PCE của Mỹ có xu hướng giảm và biến động khá đúng với dự báo. Đặc biệt, chỉ số này tăng mạnh 0,4% vào tháng 2.
BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG VỚI TIN TỨC
Loại trừ các thành phần như năng lượng và thực phẩm, chỉ số PCE lõi đã tăng 0,4% trong tháng 1. Cũng trên cơ sở hàng năm, lạm phát lõi tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Điều này đã làm tăng kỳ vọng của nhà đầu tư khiến giá vàng bật tăng 0,76%.
Chỉ số PCE lõi tăng 0,3% trong tháng 2/2024, so với mức tăng 0,5% được điều chỉnh tăng trong tháng 1/2024. Giá vàng trong phiên giao dịch tiếp theo cũng tăng 0,4%.
Trên cơ sở hàng tháng, PCE lõi tăng 0,3%, đúng như dự đoán và bằng với mức tăng của tháng 2. Việc đúng với dự đoán này chỉ khiến giá vàng tăng nhẹ 0,08%.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi - thống kê có ảnh hưởng lớn đến các quyết định lãi suất của Fed - tăng 0,2% trong tháng 4, thấp hơn so với dự báo. Giá vàng trong phiên giao dịch ngay khi tin tức công bố đã bật tăng 0,47%.
PCE lõi tháng 5 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và cũng tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai con số này đều đúng với dự đoán. Tháng 5 ghi nhận mức tăng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Giá vàng trong phiên đã tăng nhẹ 0,08%.
PCE lõi tháng 6, chỉ số không bao gồm hai nhóm mặt hàng nhiều biến động là giá năng lượng và thực phẩm, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, đều phù hợp với dự báo. Việc này đã không tác động quá nhiều đến giá vàng nên giá đã tăng nhẹ 0.08% trong phiên.
PCE lõi tháng 7 (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) cũng tăng 0,2% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm ngoái, PCE lõi tăng 2,6%, thấp hơn mức dự báo 2,7%. Điều này đã làm giá vàng giảm nhẹ 0,25%.
Báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ chỉ thấy chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng - tăng 0,1% trong tháng 8, phù hợp với dự báo mà các nhà kinh tế học đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. So với cùng kỳ năm ngoái, PCE tăng 2,2%, thấp hơn mức dự báo là tăng 2,3%. Lo ngại về nền kinh tế bất ổn đã làm giá vàng tăng 0,18%.
Theo dữ liệu của Cục Phân tích Kinh tế công bố, chỉ số PCE lõi của Mỹ, loại trừ các mặt hàng thực phẩm và năng lượng dễ biến động, đã tăng 0.3% m/m và +2.7% y/y. Lạm phát chung là 2.1%, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021 và chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu 2%. Nền kinh tế Mỹ tiến đến mức lạm phát mục tiêu đã làm cho dòng tiền trú ẩn từ vàng giảm đi khiến cho giá giảm mạnh 1,72% tính đến cuối phiên.
Mối quan hệ giữa giá vàng và tin tức về chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE - Personal Consumption Expenditures) phản ánh cách mà nền kinh tế và lạm phát có thể tác động đến thị trường vàng.
- Lạm phát: PCE, đặc biệt là chỉ số PCE cốt lõi (loại bỏ thực phẩm và năng lượng), là một thước đo lạm phát quan trọng được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) theo dõi chặt chẽ. Khi chỉ số PCE tăng, điều này cho thấy lạm phát đang tăng. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của tiền tệ, khiến các nhà đầu tư tìm đến vàng như một tài sản giữ giá trị. Do đó, khi có tin tức về PCE cho thấy lạm phát tăng, giá vàng thường có xu hướng tăng.
- Kỳ vọng lãi suất: Khi chỉ số PCE tăng mạnh, FED có thể phản ứng bằng cách tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Lãi suất cao hơn làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản sinh lời như trái phiếu và giảm sức hấp dẫn của vàng. Ngược lại, nếu chỉ số PCE thấp hơn dự kiến, FED có thể duy trì hoặc giảm lãi suất, làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản sinh lời và làm tăng giá vàng.
- Tâm lý thị trường: Tin tức về PCE cũng ảnh hưởng đến tâm lý và kỳ vọng của nhà đầu tư. Nếu chỉ số PCE cho thấy lạm phát tăng, nhà đầu tư có thể lo ngại về lạm phát và tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Ngược lại, nếu chỉ số PCE thấp, nhà đầu tư có thể cảm thấy an tâm hơn về triển vọng lạm phát và giảm nhu cầu đối với vàng.
- Giá trị USD: PCE ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của FED và do đó ảnh hưởng đến giá trị của USD. Khi chỉ số PCE tăng và FED tăng lãi suất, USD có thể mạnh lên, làm giảm giá vàng. Ngược lại, khi chỉ số PCE giảm và lãi suất không tăng hoặc giảm, USD có thể yếu đi, làm tăng giá vàng.
- Sức khỏe kinh tế: PCE cũng phản ánh mức chi tiêu tiêu dùng, một thành phần quan trọng của GDP. Khi chi tiêu tiêu dùng mạnh, nền kinh tế thường khỏe mạnh và ngược lại. Sức khỏe kinh tế tốt thường làm giảm nhu cầu đối với vàng như một tài sản an toàn, trong khi kinh tế yếu có thể làm tăng nhu cầu đối với vàng.
>> Xem thêm:
- Liệu chỉ số PCE thấp có giúp giá vàng tăng trưởng trở lại?
- Báo cáo PCE: Liệu FED sẽ "bật đèn xanh" cho việc giảm lãi suất?