Chỉ số CPI là gì? Cách tính và tác động của CPI tới kinh tế

  • Chia sẻ bài viết:

Chỉ số CPI là gì? Chỉ số CPI (kỳ vọng lạm phát) là yếu tố có tác động rất lớn tới xu hướng của giá vàng. Khi lạm phát được kỳ vọng tăng, giá vàng sẽ tăng rất mạnh do hưởng lợi từ tính chất của một tài sản phi lợi suất. Vì vậy, là một nhà đầu tư và giao dịch vàng, để theo dõi lạm phát chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua chỉ số này!


1. Chỉ số CPI là gì?

CPI là viết tắt của Consumer Prices Index hay Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là chỉ số dùng để đo lường những thay đổi trong giá cả hàng hóa và dịch vụ. Nó đo lường sự thay đổi giá cả từ khía cạnh người tiêu dùng và là cách thức chính để đo lường sự thay đổi trong xu hướng thu mua và lạm phát.

Core CPI cũng tương tự như CPI nhưng trong thành phần tính toán sẽ ngoại trừ thực phẩm và năng lượng (các mặt hàng có sự biến động giá lớn). Chỉ số CPI và Core CPI của Mỹ được công bố hàng tháng và rất quan trọng đối với thị trường.

chi-so-cpi-la-gi

2. Tìm hiểu cách tính chỉ số CPI chi tiết và chính xác

Để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), các bước cần thực hiện như sau:

  • Xác định giỏ hàng hóa: Đầu tiên, cần phải lựa chọn các mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng thường xuyên chi tiêu. Điều này được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu.
  • Xác định giá trị các sản phẩm trong giỏ hàng: Tiếp theo, cần tính toán giá của các mặt hàng trong giỏ hàng tại các thời điểm khác nhau.
  • Tính tổng chi phí giỏ hàng: Cuối cùng, tổng chi phí của giỏ hàng sẽ được tính bằng cách nhân giá của mỗi mặt hàng với số lượng tiêu thụ trong giỏ.

Công thức tính: CPI = (Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm t/Chi phí mua giỏ hàng hóa thời điểm cơ sở) x 100

Trong đó:

  • Năm cơ sở là năm bất kỳ theo chu kỳ 5 - 7 năm
  • t: là thời kỳ được tính CPI


cach-tinh-chi-so-cpi

>> Xem thêm: CPI & CPI Lõi và tác động đối với giá vàng.

3. Ý nghĩa của chỉ số CPI đối với nền kinh tế là gì?

Chỉ số CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và điều tiết nền kinh tế của một quốc gia. Được xem là một trong những thước đo quan trọng nhất để đo lường mức độ lạm phát, CPI có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và chính sách kinh tế của Chính phủ.

  • CPI là chỉ báo của lạm phát và tác động đến nền kinh tế: CPI phản ánh sự thay đổi trong mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Khi chỉ số này tăng, đồng nghĩa với việc giá cả tăng lên, điều này dẫn đến lạm phát. Mức giá tăng cao không kiểm soát có thể gây ra những hệ quả tiêu cực như suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, và giảm sút niềm tin của người tiêu dùng. Vì vậy, việc theo dõi CPI là cách để Chính phủ và các tổ chức kinh tế đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế, điều chỉnh kịp thời và duy trì sự ổn định cho nền kinh tế.
  • CPI là công cụ đo lường sức mua và chất lượng sống của người dân: Một tác động quan trọng khác của chỉ số CPI là giúp xác định mức sống của người dân. Khi CPI tăng, giá cả tiêu dùng sẽ tăng nhanh, làm giảm sức mua của người dân. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chi tiêu và chất lượng sống của họ, vì người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn cho những mặt hàng cơ bản, dẫn đến sự khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, CPI giúp Chính phủ và các cơ quan có liên quan nhận diện sự thay đổi về chi phí sinh hoạt và từ đó đưa ra các biện pháp kinh tế thích hợp để giảm bớt gánh nặng cho người dân, điều chỉnh lãi suất và chính sách tài chính một cách hợp lý.

y_nghia_chi_so_CPI

>> Xem thêm: Tìm hiểu mối quan hệ giữa CPI và lạm phát trong thực tế.

4. CPI tác động như thế nào tới thị trường chung?

Lạm phát luôn là mối quan tâm đặc biệt của các NHTW, thông thường lạm phát sẽ được duy trì cố định ở một mức mục tiêu (như tại Mỹ là 2%). Khi lạm phát quá thấp hoặc quá cao so với mức mục tiêu, NHTW sẽ phải điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ của mình để khiến lạm phát tăng lên hoặc giảm xuống rồi ổn định ở mức mục tiêu. Theo đó, các nhà giao dịch và đầu tư thường xuyên theo dõi lạm phát để đưa ra dự đoán về chính sách tiền tệ của các NHTW vì chính sách tiền tệ có tác động rất lớn tới giá của các loại tài sản.

Dưới đây là các trường hợp Chỉ số CPI có tác động rất mạnh tới thị trường:

- Trong bối cảnh lạm phát cao, Chỉ số CPI tiếp tục tăng mạnh sẽ khiến thị trường kỳ vọng rằng NHTW phải thắt chặt hơn.

- Trong bối cảnh lạm phát thấp, chỉ số CPI yếu kém sẽ khiến thị trường kỳ vọng rằng NHTW sẽ nới lỏng hơn.

Trong bối cảnh hiện tại, sau khi các NHTW đã nới lỏng rất mạnh tay để cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng Covid-19, lạm phát đã tăng rất nhanh và mạnh. Điều này khiến chỉ số CPI trở nên rất quan trọng vì nếu nó tiếp tục tăng, thị trường sẽ kỳ vọng nhiều hơn về việc NHTW (Fed) phải sớm thắt chặt chính sách tiền tệ hơn từ đó khiến USD tăng mạnh và tác động tiêu cực tới giá vàng.

tac-dong-cua-chi-so-cpi

5. Mối quan hệ giữa giá vàng vàng chỉ số CPI

Mối quan hệ giữa giá vàng và tin tức về chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index) có thể được hiểu thông qua một số yếu tố chính như sau:

  • Lạm phát: CPI là một thước đo quan trọng của lạm phát ở mức tiêu dùng. Khi CPI tăng, điều này thường cho thấy lạm phát đang tăng. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của tiền tệ, khiến các nhà đầu tư tìm đến các tài sản giữ giá trị như vàng. Do đó, khi có tin tức về CPI cho thấy lạm phát tăng, giá vàng thường có xu hướng tăng.
  • Kỳ vọng lãi suất: Một yếu tố quan trọng khác là kỳ vọng lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Khi CPI tăng mạnh, Ngân hàng Trung ương có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Lãi suất cao hơn thường làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản sinh lời như trái phiếu, làm giảm nhu cầu đối với vàng, một tài sản không sinh lợi suất. Ngược lại, nếu CPI cho thấy lạm phát thấp hoặc giảm, Ngân hàng Trung ương có thể duy trì hoặc giảm lãi suất, làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
  • Tâm lý thị trường: Tin tức về CPI cũng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và hành vi của nhà đầu tư. Nếu CPI tăng cao, nhà đầu tư có thể lo ngại về lạm phát và tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Ngược lại, nếu CPI thấp hoặc giảm, nhà đầu tư có thể cảm thấy an tâm hơn về triển vọng lạm phát, giảm nhu cầu đối với vàng.
  • Giá trị USD: CPI cũng ảnh hưởng đến giá trị của USD thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Nếu CPI tăng và Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, USD có thể mạnh lên, làm giảm giá vàng. Ngược lại, nếu CPI giảm và lãi suất không tăng hoặc giảm, USD có thể yếu đi, làm tăng giá vàng.
  • Lợi suất thực: Lợi suất thực (lợi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát) cũng là một yếu tố quan trọng. Khi CPI tăng, lợi suất thực có thể giảm nếu lãi suất danh nghĩa không tăng đủ nhanh, làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Ngược lại, nếu lãi suất danh nghĩa tăng nhanh hơn CPI, lợi suất thực tăng, làm giảm sức hấp dẫn của vàng.

 

>> ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐẦU TƯ VÀNG NHANH CHÓNG VÀ MIỄN PHÍ TẠI GOLDEN FUND [LINK ĐĂNG KÝ].

chi-so-cpi-la-gi-2

6. Giải đặc thắc mắc về chỉ số CPI đối với kinh tế và đầu tư

Chỉ số CPI (Chỉ số Giá Tiêu Dùng) là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá mức độ biến động giá cả của các mặt hàng trong giỏ hàng hóa tiêu dùng. Dưới đây là những giải thích về tác động của chỉ số CPI trong nền kinh tế:

Chỉ số CPI cao tốt hay xấu?

Khi chỉ số CPI tăng cao, đồng nghĩa với việc giá các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng theo. Điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân, vì chi phí sinh hoạt tăng trong khi thu nhập không thay đổi. Nếu giá cả tiếp tục leo thang mà không có biện pháp kiểm soát, nền kinh tế có thể gặp phải tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi chỉ số CPI giảm, giá trị của giỏ hàng hóa sẽ giảm theo, giúp người dân có cơ hội cải thiện mức sống và chi tiêu dễ dàng hơn. Điều này cũng phản ánh nền kinh tế ổn định hơn, giảm bớt sự căng thẳng về lạm phát.

Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

CPI và lạm phát có một mối quan hệ chặt chẽ, với CPI tăng thì lạm phát cơ bản cũng sẽ tăng và ngược lại. Sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và tình hình kinh tế chung của quốc gia.

Mối quan hệ giữa CPI và giá vàng

Số liệu thực tế cao hơn dự báo được coi là mang tính tích cực/xu hướng tăng đối với đồng USD, trong khi đó số liệu thực tế thấp hơn dự báo nên được coi là mang tính tiêu cực/xu hướng giảm đối với đồng USD. Đồng USD và giá vàng thường có mối quan hệ ngược chiều, tức là khi đồng USD tăng, giá vàng có xu hướng giảm và ngược lại.

Tác động của CPI đối với thị trường chứng khoán

Chỉ số CPI có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán, vì các nhà đầu tư thường dựa vào CPI để dự đoán xu hướng tương lai. Khi CPI tăng, lạm phát cũng tăng theo, dẫn đến sức mua giảm và lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm, từ đó có thể làm giảm giá trị của cổ phiếu và khiến thị trường chứng khoán sụt giảm.

Ở bài viết này, Golden Fund đã giúp mọi người tìm hiểu chỉ số CPI là gì, đây là một công cụ quan trọng giúp theo dõi và đánh giá sự thay đổi của mức giá tiêu dùng trong nền kinh tế và giá vàng. Việc nắm bắt và phân tích chỉ số này không chỉ giúp nhận diện mức độ lạm phát mà còn phản ánh tình trạng sức mua và chất lượng sống của người dân. Chính vì vậy, chỉ số CPI đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách kinh tế và điều hành nền kinh tế vĩ mô, giúp Chính phủ và các doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững.

>> Bài viết liên quan:

- PCE là gì? So sánh chỉ số PCE với CPI.

- PPI & PPI lõi và biến động của giá vàng đối với tin tức.


caret-up-solid